Cập nhật vào 27/11
Điểm lại những phần kiến thức trọng tâm môn Vật lý dưới đây để ôn thi thật tốt và đạt điểm cao nhé.
Cùng với môn Hóa học và môn Toán, môn Vật lý là một trong những môn thi trắc nghiệm thuộc khối ngành tự nhiên. Với lượng kiến thức tương đối nhiều, trải dài trong các phần kiến thức từ lớp 10 cho đến lớp 12, yêu cầu các em học sinh phải hiểu rõ bản chất vấn đề để có được kết quả làm bài thật tốt. Mời các em tham khảo các phần kiến thức trọng tâm đượ khoanh vùng trong bài viết dưới đây để có thể ôn tập tốt, tự tin bước vào mùa thi.
1. Phần dao động cơ
Trong phần dao động cơ, gồm 5 phần nhỏ đó là dao động điều hòa, con lắc lò xo, con lắc đơn, dao động tắt dần và dao động duy trì, dao động cưỡng bức. Trong mỗi phần trên, các em cần chú ý đến những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, từ đó nâng cao và ôn luyện các bài tài tập nâng cao.
Vòng tròn lượng giác vận dụng làm bài tập phần dao động cơ
Phần dao động điều hòa, cần chú trọng đến các vấn đề sau: lí thuyết, phương trình dao động điều hòa, đại lượng đặc trưng: tần số, tần số góc, pha dao động, viết phương trình dao động điều hòa khi đã biết trạng thái ban đầu của vật dao động hoặc dựa vào đồ thị đã cho, quãng đường dao động, tốc độ trung bình trong dao động điều hòa, các đại lượng dao động trong dao động điều hoà: li độ x, vận tốc v, gia tốc a, lực kéo về (lực hồi phục), độ lệch pha giữa các đại lượng, công thức độc lập theo thời gian của các đại lượng dao động.
Phần con lắc lò xo tập trung vào các bài tập liên quan đến: biên độ, chiều dài lò xo, lực kéo về, lực đàn hồi tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động; thời gian giãn nén của lò trong quá trình dao động; năng lượng dao động của con lắc.
Ở phần con lắc đơn, có các bài tập liên quan đến chu kì, tốc độ, năng lượng, lực căng dây của con lắc và xác định chu kì con lắc đơn chịu tác dụng các ngoại lực (quán tính, lực điện, lực cản, lực đẩy Acsimet…)
Hình ảnh minh họa cho phần bài tập liên quan đến dao động điều hòa
Phần dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức có các bài tập liên quan đến tần số và xác động biên độ dao động khi cộng hưởng và không cộng hưởng.
Bạn có thể chọn cho mình một gia sư giỏi môn Vật Lý để việc ôn tập môn học này được hệ thống hơn tại https://giasuviet.com.vn/tim-gia-su-gioi-mon-ly.html
2. Phần sóng cơ
Phần sóng cơ có khoảng 5 đến 6 câu trong toàn bộ đề thi, đây là một phần kiến thức tương đối khó, đòi hỏi học sinh cần phải nắm rõ bản chất vấn đề cũng như có sự hiểu biết về thực tế. Bao gồm các kiến thức liên quan đến sự truyền sóng, giao thoa sóng cơ, sóng dừng và sóng âm. Có các dạng bài tập như: độ lệch pha hai điểm dao động bất kì trên cùng phương truyền sóng, xác định số điểm dao động cực đại, cực tiểu trên một đoạn thẳng hoặc đoạn cong cho trước, xác định số điểm bụng nút trên dây có sóng dừng hai đầu là nút hay một đầu nút một đầu tự do, và mối liên hệ cường độ âm, mức cường độ âm, khoảng cách tới nguồn của một điểm trong môi trường truyền âm.
Đặc trưng của sóng
3. Dòng điện xoay chiều
Có 8 đến 9 câu trong đề thi liên quan đến dòng điện xoay chiều và là phần có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề thi với các kiến thức về mạch điện xoay chiều RLC, máy phát điện xoay chiều, máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa. Trong phần này, các em nên chắc chắn về những kiến thức, công thức cơ bản trong sách giáo khoa, hiểu được rõ bản chất vấn đề để có thể đạt điểm số điểm tương đối.
Các công thức vận dụng để làm bài tập liên quan đến dòng điện xoay chiều
Cần chú ý đến các bài tập về dung kháng, cảm kháng, tổng trở mạch, độ lệch pha, hệ số công suất, công suất của mạch điện xoay chiều, cực trị trong mạch điện, xác định tần số dòng điện, máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa.
Có thể bạn quan tâm: Cấu trúc đề thi đại học môn Hóa học năm 2017
4. Dao động điện từ
Có khoảng 2 đến 3 câu hỏi trong đề thi liên quan đến Mạch dao động LC, sóng điện từ và thu phát sóng điện từ. Trong đó, các phần kiến thức cần chú trọng hơn cả đó là điện áp, điện tích một bản tụ, cường độ dòng điện trong mạch, đại lượng dao động, tính sóng điện từ, tần suất, chu kì và bước sóng, sóng vô tuyến.
Đây là phần kiến thức tương đối khó với những câu hỏi mang tính phân loại thí sinh. Do đó, nếu mục tiêu là 8 đến 10 điểm, các em học sinh nên chú trọng để vấn đề này.
5. Sóng ánh sáng
Có khoảng 7 đến 8 câu hỏi trong đề thi là các câu hỏi nằm trong phần kiến thức sóng ánh sáng với các câu hỏi liên quan đến tán sắc ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng, các loại quang phổ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và thang sóng điện từ.
Đây là phần có cả các câu hỏi dễ và khó, không hoàn toàn tập trung vào 1 vấn đề mà có sự linh hoạt trong các dạng bài.
Đường đi của ánh sáng
6. Lượng tử ánh sáng
Phần này chiếm khoảng 4 câu hỏi trong toàn bộ đề thi, với những câu hỏi có mức độ dễ và trung bình, là cơ hội để các em học sinh gỡ điểm. Lượng kiến thức trong phần này cũng khá đơn giản, chủ yếu là thuyết lượng tử ánh sáng, hiện tượng quang điện ngoài, quang điện trong, quang – phát quang và mẫu nguyên tử Borth.
7. Hạt nhân nguyên tử
Đây cũng là một phần tương đối dễ, với lượng kiến thức tương đối ít (khoảng 4 đến 5 câu) bao gồm các phần: cấu tạo hạt nhân, thuyết tương đối, độ hụt khối, năng lượng liên kết trong hạt nhân, phản ứng hạt nhân và hạt nhân phóng xạ.
Hạt nhân nguyên tử
Trên đây là những phần kiến thức trọng tâm được phân bổ trong đề thi đại học môn Vật lý năm 2017. Nếu ôn tập tốt những kiến thức cơ bản này, số điểm các em có thể đạt được từ 7 đến 8 điểm. Điểm số của các em sẽ cao hơn nếu như các em hoàn thành tốt các bài tập nâng cao trong các phần này. Chúc các em thành công và đạt được số điểm tuyệt đối.
Nội dung bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn tham khảo bởi manhhuyen.com