Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mách nhỏ cách giải quyết 4 tình huống “hại não” khi làm gia sư

0

Cập nhật vào 31/05

Thực tế nhiều gia sư bất ngờ và lúng túng trước những tình huống xảy ra trong giờ học, để lại ấn tượng xấu đối với học sinh và phụ huynh. Là gia sư bạn cần có kĩ năng giải quyết nhanh các tình huống đó.

Dưới đây chúng tôi chia sẻ một số tình huống thường gặp trong giờ dạy gia sư và cách giải quyết.

Gia sư thường gặp phải những tình huống nào khi đi dạy?

Gia sư thường gặp phải những tình huống nào khi đi dạy?

Tình huống 1: Học sinh lười học, không chịu làm bài tập

Chia sẻ từ những bạn gia sư tại Hà Nội, trường hợp học sinh lười học, không chịu làm bài tâp, làm bài tập một cách chống đối là những tình huống thường gặp trong giờ dạy của gia sư…

Đây đa phần là những học sinh cá biệt, có lực học kém, mất gốc kiến thức, nói đến việc học thường ngại học, không muốn vận động suy nghĩ. Đây tình huống mà bất cứ gia sư nào cũng có thể phải đối mặt.

Nhiều gia sư mới vào nghề thường gặp phải những đối tượng này, cảm thấy rất chán nản, thậm chí là bỏ dạy. Thế nhưng, gia sư cũng nên nhìn thấy khía cạnh tích cực, nếu bạn dạy những học sinh như vậy, chắc chắn kĩ năng, kinh nghiệm của bạn sẽ rất tiến bộ.

Đối phó với tình huống trên gia sư nên dành một chút thời gian để tâm sự với học sinh, không nên bắt học sinh học tập áp lực nặng sẽ gây phản tác dụng. Những học sinh học gia sư đa phần là học yếu, chán học.

Các bạn cần dạy bài giảng chậm rãi, từ từ để học sinh có thể tiếp thu. Bạn có thể làm nhiều cách, nhưng quan trọng là bạn phải hiểu được tâm lí học sinh.

Nếu gia sư nắm bắt được tâm lí bạn sẽ đưa ra nhiều hướng giải quyết khác nhau có thể cần phải thay đổi hình thức buổi học, dạy học bằng cách phương pháp sáng tạo hơn để gây hứng thú cho học sinh, có thể kết hợp vừa học vừa chơi, dạy lại những kiến thức học sinh chưa hiểu…

Điều quan trọng là bạn cần đặt tâm huyết vào việc dạy cho học sinh- đó là chìa khóa thành công, bạn cũng nên giữ thái độ nghiêm khắc khi học sinh liên tục lười học, không chịu làm bài tập, nên đưa ra những quy định trong buổi học đầu tiên. Có những hình phạt cảnh cáo khi học sinh không tuân thủ, trao đổi kết hợp với phụ huynh…

Tình huống 2: Học sinh không chịu hợp tác, đòi thỏa hiệp, tỏ thái độ với gia sư

Học sinh không chịu hợp tác, đòi thỏa hiệp, tỏ thái độ… gia sư sẽ xử lí tình huống này ra sao?

Học sinh không chịu hợp tác, đòi thỏa hiệp, tỏ thái độ… gia sư sẽ xử lí tình huống này ra sao?

Đây là tình huống “dở khóc dở cười” có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giờ học mà gia sư phải đối mặt. Học sinh THCS thường hay sử dụng chiêu bài này để trốn tránh việc học.

Nhiều học sinh quá bướng còn yêu cầu thỏa hiệp với gia sư để được chơi điện tử, cùng điện thoại… Học sinh tỏ thái độ bực tức trước yêu cầu học của gia sư.

Vậy đứng trước tình huống này, gia sư cần xử lí thế nào? Lúc này gia sư cần thiết phải có cách ứng xử linh hoạt, tuyệt đối không chấp nhận yêu cầu của học sinh.

Gia sư cần nhẫn nại, bình tĩnh phân tích cho học sinh hiểu hành động này là sai trái, không thể tiếp tục diễn ra trong giờ học. Học sinh không chịu nghe lời, gia sư có thể dừng giảng bài, nói chuyện với học sinh, hỏi han tại sao học sinh lại làm như thế?

Trong tình huống này gia sư không nên quá cứng nhắc sẽ dẫn tới hai bên mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến việc dạy học. Cách tốt nhất gia sư nên “mềm nắn rắn buông” để học sinh phải nghe lời mà vẫn không phải làm ảnh hưởng đến tình cảm thầy trò. Để làm được điều này, rất cần gia sư phải có nghệ thuật ứng xử linh hoạt khéo léo.

Nếu phân tích và động viên nhiều lần, học sinh vẫn tiếp tục vi phạm, bướng bỉnh và có thái độ sai lệch, hãy sắp xếp buổi nói chuyện trực tiếp với phụ huynh để tìm ra nguyên nhân và có những thay đổi phù hợp.

Cả gia đình và gia sư cần phối hợp hài hòa để giúp học sinh nhận ra hành động sai trái của mình và trở nên yêu thích việc học hơn. Lời khuyên gia sư luôn cần có sự quyết tâm, tự tin, kiên trì nhẫn lại trong mọi tình huống.

Tình huống 3: Học sinh không hiểu bài gia sư dạy

Hầu hết các học sinh cần gia sư dạy kèm đều có học lực kém, có nhiều em còn tiếp thu bài rất chậm. Gia sư có nhiều phương pháp giảng dạy, dạy rất kĩ bài học nhưng học sinh vẫn không hiểu bài.

Đối với trường hợp này, gia sư không nên nóng vội. Đầu tiên bạn nên xem lại kiến thức của mình xem có vấn đề gì không mà dạy học sinh không hiểu bài. Bạn nên đặt ra câu hỏi kiến thức và phương pháp dạy có khoa học hợp lí không?

Bởi lẽ, khó lòng có thể chấp nhận được khi gia sư không nắm vững kiến thức, yếu về trình độ chuyên môn. Gia sư cần phải không ngừng sáng tạo trong việc truyền tải kiến thức đến cho học sinh.

Học sinh mỗi bạn một năng lực nhận thức khác nhau, có bạn nhanh, có bạn tiếp thu bài chậm, thậm chí là quá yếu. Có trường hợp, gia sư giỏi, có phương pháp dạy nhưng học sinh vẫn không hiểu bài.

Lúc này, nhờ có kiến thức và chuyên môn vững vàng, gia sư hãy khéo léo nhẹ nhàng để học sinh có thể hoàn toàn tâm phục khẩu phục bạn. Bạn không nên nóng vội, hãy nhìn lại năng lực học sinh để từng bước gỡ rối vấn đề giúp các em tiến bộ.

Tuyệt đối không nên có thái độ bực tức, khó chịu, hay cười chê học sinh trong tình huống này. Nhờ sự bình tĩnh, cộng với kiến thức chắc chắn gia sư sẽ tìm ra phương pháp học tập hiệu quả để áp dụng với học sinh.

Tình huống 4: Gia sư không trả lời được câu hỏi của học sinh

Gia sư không trả lời được câu hỏi của học sinh? Bạn sẽ xử lí ra sao?

Gia sư không trả lời được câu hỏi của học sinh? Bạn sẽ xử lí ra sao?

Có những tình huống mà không chỉ riêng gia sư gặp phải, mà ngay cả các thầy cô giáo đứng lớp cũng sẽ có lúc gặp phải những tình huống “oái oăm” khi không trả lời được câu hỏi khó của học sinh. Đây là tình huống không quá khó, nhưng lại đòi hỏi cách xử trí khéo léo của gia sư.

Bạn có thể tự giải cứu tình huống này bằng cách giải thích với học sinh, chuyển câu hỏi sang buổi học hôm sau, bạn có thể nói câu như: “Đây là một câu hỏi hay và khó. Để tìm hiểu về nó sẽ mất rất nhiều thời gian. Buổi sau mình cùng nghiên cứu thêm về nó nhé”.

Tuyệt đối không nên phớt lờ câu hỏi của học sinh, hoặc không trả lời gì. Sau buổi học, bạn ghi lại câu hỏi, về nhà dành thời gian tìm hiểu, hãy trả lời câu hỏi vào đầu giờ của buổi học hôm sau.

Kinh nghiệm xử lí những tình huống phát sinh là điều rất cần thiết đối với các bạn gia sư mới. Có những tình huống đã biết, nhưng cũng có những tình huống mới xảy ra. Hi vọng, những chia sẻ trên thực sự quý báu gia sư có thể tham khảo phát khi xử lí những tình huống phát sinh trong giờ dạy của mình.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.