Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những điều thú vị trong văn hóa giao thông của người Nhật

0

Cập nhật vào 27/11

Người Nhật không chỉ nổi tiếng với thái độ làm việc nghiêm túc, tính kỷ luật cao mà còn là sự nề nếp, lịch sự khi tham gia giao thông. Tham khảo bài viết dưới đây, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú với văn hóa giao thông ở xứ sở này.

Chỉ 1 tuần được trải nghiệm cuộc sống và con người nơi đây, nhưng chuyến du lịch đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên, đặc biệt là văn hóa giao thông Nhật Bản.

Xe cộ tại Nhật Bản

Chính phủ Nhật bản khuyến khích sử dụng những loại xe nhỏ, dung tích dưới 0.7L để tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời hạn chế các chất độc có trong khói bụi, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Xe đạp, tàu điện ngầm là phương tiện được nhiều người sử dụng. Hầu hết người Nhật đều sử dụng các dòng xe nội địa do các hãng xe Nhật sản xuất, hiếm khi thấy các dòng xe này có mặt ở thị trường khác. Những người khá giả hơn thì dùng xe Châu Âu, tuyệt nhiên không thấy sự có mặt của xe Mỹ hoặc Hàn, nếu có thì cũng là do các cơ quan nước ngoài nhập về sử dụng.​

Nhật Bản là 1 trong số ít các quốc gia ở Châu Á quy định xe đi về bên tay trái, ngược với Việt Nam, nhưng họ không ép buộc phải mua xe tay lái nghịch, người dân có thể chọn xe tay lái bên nào tuỳ thích. Do ý thức giao thông tốt, các tài xế rất ít chuyển làn nên không phải lo về vấn đề an toàn khi chạy tay lái nghịch.​

Tham khảo thêm bài viết: 

Đường xá tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có các tập đoàn sản xuất ô tô mạnh vào loại bậc nhất thế giới, theo các thống kê gần đây, ở thủ đô Tokyo với 12 triệu dân, gần 7 triệu ôtô, vậy mà trên các đường phố Tokyo, mật độ ô tô lại không nhiều, các dòng xe tham gia giao thông lại rất trật tự và nề nếp.

Từ đường làng đến quốc lộ hay đường trong thành phố, trong suốt 1 tuần lễ ở Nhật, tôi chẵng thể tìm được con đường nào có ổ gà, chất lượng mặt đường cực tốt, xe nào chạy cũng êm ru. Do vậy có những chiếc xe đã hơn 10 năm tuổi nhưng chất lượng vẫn rất tốt.​ Tôi rút ra 1 kết luận rằng, người Nhật rất chú trọng tới giao thông, và ở đâu có giao thông tốt thì kéo theo kinh tế, văn hóa cũng phát triển.

Tôi thấy hài lòng vì cho dù đi đâu tôi cũng không sợ bị lạc hoặc đi nhầm đường. Các biển báo, hướng dẫn đường xá được đặt rõ ràng, ngay cả trên mặt đường cũng đều có những dòng chữ hướng dẫn, bảo đảm các tài xế khó lòng mà giải thích “không thấy” biển báo nếu lỡ vi phạm luật giao thông.​

Thành phố Tokyo rất rộng, đường trên cao chằng chịt nên ngay cả người dân ở đây cũng không thể nào nhớ hết đường. Do vậy bất kì chiếc xe nào, từ xe du lịch cho đến xe tải nhẹ đời cổ cũng đều phải được trang bị hệ thống dẫn đường GPS.

Đường xá ở Nhật Bản

Góc quảng cáo: Hội trường đa năng cần phục vụ rất nhiều các sự kiện mang tính chất khác nhau. Vì vậy, khi thiết kế hội trường đa năng, chủ đầu tư cần rất chú ý để có thể đem lại sự linh hoạt, thuận tiện trong các khâu tổ chức, đồng thời đảm bảo chất lượng tối ưu nhất cho từng sự kiện. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm: ghế hội trường cao cấp của nội thất Đức Khang để có thêm lựa chọn cho không gian hội trường của bạn.

Người tham gia và ý thức tham gia giao thông tại Nhật Bản

Người Nhật tuân thủ quy định sang đường rất nghiêm túc. Tôi đã quan sát rất nhiều và thấy khi đèn đỏ trên đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp bật lên, tất cả đều dừng lại, không một ai vượt qua đường, kể cả khi đó đường dành cho xe ôtô không có xe chạy, chỉ khi đèn xanh bật lên mọi người mới hối hả vượt sang bên kia đường mà thôi. Họ tuân thủ luật lệ 1 cách nghiêm túc ngay cả khi không có cảnh sát giao thông, ý thức tự giác được người luôn Nhật đề cao.

Thậm chí, tại các ngã tư đường còn có tín hiệu dành cho người khiếm thị bằng tiếng chim hót líu lo nên người khiếm thị qua đường mà không cần người dắt. Những ngày ở Nhật Bản, tôi cũng để ý nhiều và tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một cảnh sát giao thông nào trên đường.

Anh Nguyễn Đức Chung (hướng dẫn viên người Việt Nam ở Nhật) cho biết: “Ở Nhật Bản, ý thức chấp hành giao thông của người dân rất tốt nên ít khi có sự tham gia của cảnh sát giao thông. Có chăng chỉ là một số người địa phương được huấn luyện nghiệp vụ hướng dẫn giao thông tại các ngã tư đường vào giờ cao điểm mà thôi”. 

Taxi ở Nhật Bản

Taxi ở Nhật Bản.  

Người uống rượu bia mà lái xe thì sẽ bị phạt rất nặng, cụ thể chỉ cần một ly bia cũng đủ để cảnh sát giam bằng lái vĩnh viễn, nghĩa là họ sẽ không được phép lái xe và không còn có cơ hội hối lỗi. Do đó người dân ở đây khi đã uống rượu bia thì tuyệt đối không lái xe, nếu như cảnh sát phát hiện tài xế lái xe có uống rượu mà người đi cùng không ngăn cản họ lái xe thì cũng sẽ bị phạt tiền.​

Đặc biệt, tài xế xe Taxi và xe Bus ở Nhật đều là những người lớn tuổi, do luật quy định chỉ những người trên 38 tuổi mới được phép lái xe chở khách (như taxi hoặc xe bus), điều này nhằm đảm bảo tài xế đủ kinh nghiệm, trách nhiệm và an toàn cho mỗi người ngồi trên xe.​

Sự chen lấn, chuyển lane hay lạng lách là 1 văn hóa tồi tệ mà ở Nhật hầu như không có. Mặc dù lane của họ đầy ắp xe trong khi lane bên kia đang thông thoáng, họ vẫn cứ kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình di chuyển, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá xếp hàng của người Nhật.​

Khi không phải nhường đường cho người đi bộ, ô tô ở Nhật luôn đạp thốc ga để lao thật nhanh trên đường, tất nhiên là đúng tốc độ cho phép mà không sợ có chướng ngại vật nào cắt ngang, điều này cho thấy họ cũng vội vã nhưng luôn kiên nhẫn chờ đợi ở các ngã tư.​

Chính vì ai cũng đi nhanh nên họ cũng không có khái niệm lách xe qua lane trống trải hơn, vì trước sau cũng tới nơi với thời gian chênh lệch không bao nhiêu, do ý thức giao thông của người dân là như nhau, tất cả họ đều đã được giáo dục về cách tham gia giao thông khi còn nhỏ do vậy họ rất hiểu nhau trên đường, tỷ lệ tai nạn giao thông ở Đất Nước này thuộc hàng thấp nhất thế giới, và Chính Phủ Nhật đã mất 60 năm cứng rắn trong luật cũng như giáo dục để có thể đạt được điều này.

Được biết, Quốc hội Nhật Bản đã sửa đổi đạo luật về giao thông, trong đó có điều khoản về bãi đỗ ô tô. Theo đó, tất cả các tỉnh, thành phố đều phải có quy hoạch về bãi đỗ xe bảo đảm yêu cầu quy định. Luật cũng quy định, khi mua ô tô phải đăng ký có chỗ đỗ xe trong phạm vi dưới 2km. Đối với các công trình xây dựng cao tầng trong nội thành, thì việc có bãi đỗ xe là một yêu cầu bắt buộc để xem xét cấp phép xây dựng. Cảm giác tham gia giao thông ở Nhật rất an toàn, mặc dù rất nhiều xe cộ, nhưng cũng không phải vì thế mà ô nhiễm hay tắc đường như ở nhiều quốc gia khác. Văn hóa giao thông xứ sở Hoa Anh Đào đã làm nên 1 thương hiệu riêng, 1 nét văn hóa đáng để học tập và ngưỡng mộ.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.