Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân xe mất phanh (thắng)? Cách xử lý khi xe mất phanh (thắng)

0

Cập nhật vào 27/11

Mất phanh (thắng) là loại tình huống nguy hiểm nhất trong lái xe, hãy đọc kỹ những cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh (thắng) sau để đề phòng trường hợp khi xảy ra rủi ro.

 Trong tình huống ô tô đang vận hành chẳng may mất phanh (thắng) và tăng dần tốc độ, hơn lúc nào hết người lái cần bình tĩnh tìm cách xử lý cho xe dừng lại để hạn chế tối đa thiệt hại. Vậy đứng trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” như vậy người lái cần kỹ năng xử lý như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những điều đó.

 Cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh

Xác định được nguyên nhân xe mất phanh (thắng) là yếu tố quan trọng giúp xử lý đúng tình huống ô tô mất phanh

Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc mất phanh chính là việc lái xe liên tục rà phanh trên những cung đường đèo dốc. Lúc này, nhiệt lượng sinh ra cực lớn do ma sát giữa má phanh và đĩa thắng sẽ làm cháy má phanh hoặc sôi dầu phanh gây mất áp lực. Lúc này, việc đạp phanh hoàn toàn vô dụng, bạn phải để phanh nguội dần nó mới hoạt động trở lại.

Ngoài ra, xe mất phanh có thể còn do hiện tượng mất áp suất dầu từ các vết nứt vỡ đường ống dẫn dầu phanh. Mặc dù đây là trường hợp khá hy hữu vì đường ống dẫn dầu thường có cấu tạo cực kỳ chắc chắn để chịu được áp suất dầu. Ngoài ra, do mỗi bánh xe có đường ống dẫn dầu riêng nên nếu vỡ một hoặc hai ống thì các ống còn lại vẫn hoạt động bình thường.

Xem thêm :

 Cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh

Cách xử lý khi xe ô tô mất phanh (thắng)

Trước hết, người cầm lái phải giữ bình tĩnh trước tình huống xấu. Lời khuyên này thường bị coi là nhàm chán theo kiểu “biết rồi khổ lắm nói mãi”, cho tới khi chúng ta rơi vào nguy hiểm. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.

Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới. Hãy bình tĩnh kéo phanh tay, tiếp đến là cố gắng gạt cần số trở về vị trí số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất. Lưu ý, không gạt về số 0 (N) quá lâu, bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc.

Khi mất phanh, bạn nên đạp nhồi chân phanh liên tục nhiều lần để có thể phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ… Sau đó, cho xe dừng hẳn bằng cách dựa vào các thanh hộ lan, lan can thép, bờ tường, lề đường, vách núi… Để giảm thiểu các tác động dẫn đến mất phanh, bạn nên tập thói quen đi bằng số thấp (số 1, 2 hoặc 3) mỗi khi đổ đèo, dốc cao, hoặc địa hình hiểm trở để vòng tua máy thấp sẽ làm hãm độ trôi của xe, gánh bớt gánh nặng của phanh. Nên nhớ, những xe được chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ thì tỷ lệ mất phanh chỉ là 1%.

Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người. Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm, mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp. Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.

Cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh 

Trên đây là một số cách xử lý khi gặp tình huống ô tô bị mất phanh. Tuy nhiên, để phòng tránh và xử lý tình huống bất ngờ xảy ra, người sử dụng xe nên đảm bảo chế độ chăm sóc, sữa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ, tham khảo và nâng cao kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.